Tiểu sử Khổng Tường Hy

Tuổi trẻ

Bộ trưởng trong nội các Quốc Dân Đảng

Khổng đã sớm ủng hộ Tôn Trung Sơn và từng làm việc với Uông Tinh Vệ trước khi phục vụ trong chính phủ của Tưởng Giới Thạch. Khổng bắt đầu sự nghiệp trong chính quyền Trung Hoa Dân Quốc với chức vụ Bộ trưởng Công nghiệp, từ 1927-1928[2], trong chính phủ Quốc gia Vũ Hán của Uông Tinh Vệ. Sau khi chính phủ họ Uông sụp đổ, Khổng làm Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại từ 1928-1931 trong chính phủ Nam Kinh, rồi làm Bộ trưởng Tài chính[3] từ 1933–1944.[4] Sau đó Khổng Tường Hy giữ chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc từ 1933–1945. Năm 1927, một trong những hành động đầu tiên của ông là giữ cho ngân sách quốc gia cân bằng. Để tăng lượng vốn cần thiết, ông tăng thuế đánh vào thuốc lá thêm 50%. Một số nhà máy thuốc lá Thượng Hải đã đóng cửa và biểu tình phản đối các khoản thuế này. Khổng cũng đe dọa tăng thuế muối lên 28%.[5]

Sau khi vào chính phủ trung ương, Khổng tiếp tục ủng hộ mối quan hệ tốt đẹp giữa Tưởng Giới ThạchDiêm Tích Sơn. Việc Diêm phản đối Tưởng trong chiến tranh Trung Nguyên 1930 đã khiến ông phải chính thức từ bỏ tất cả các vị trí lãnh đạo tại Sơn Tây và chạy đến thành phố Đại Liên của Mãn Châu. Những cố gắng ủng hộ Diêm không biết mệt mỏi của Khổng trong chính quyền trung ương cuối cùng cũng đem lại kết quả, Tưởng đã cho phép Diêm quay lại Sơn Tây năm 1931. Tưởng đã công nhận Diêm là lãnh đạo trên thực tế của Sơn Tây năm 1934.[6]

Khổng tham gia ban chấp hành trung ương Quốc Dân Đảng năm 1931. Ông làm thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc từ 1 tháng 1 năm 1938 – 20 tháng 11 năm 1939. Khổng cũng đại diện cho Trung Quốc tại Hội nghị Tiền tệ và Tài chính Quốc tế năm 1944, tại đây ông đã ký Hiệp định Bretton Woods trong Hội nghị Bretton Woods diễn ra tại khách sạn Mount Washington, New Hampshire, Hoa Kỳ. Hội nghị này đã cho ra đời Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), ngày nay là một phần của nhóm Ngân hàng Thế giới.

Năm 1934, đáp lại việc Hoa Kỳ "quốc hữu hóa bạc", Khổng tuyên bố rằng "chúng tôi cũng muốn quốc hữu hóa bạc nhưng điều đó là không thể với Trung Quốc bởi chính phủ chúng tôi bị cản trở bởi nhiều hiệp ước bất bình đẳng. Chúng tôi không muốn giá cả tăng vọt vì bạc là quan trọng với đời sống quốc gia của chúng tôi."[7]